Khi bị ngập nước, đất bị bão hòa nước, các cây ngắn ngày (trừ lúa), cây ăn quả bị thiếu oxy để hô hấp, một số cây trồng bị ngộ độc do khí CO2 làm rễ cây bị thối, khi bị ngập lâu ngày rễ cây không còn khả năng phục hồi và bị chết.
Mỗi loại cây trồng có khả năng chịu ngập khác nhau, thường các loại cây ngắn ngày như cà chua, bầu bí, đậu tương...chịu úng kém hơn cây lâu năm. Đối với cây trồng bị ngập nhẹ, rút nước kịp thời, còn khả năng phục hồi cần tiến hành một số biện pháp sau:
Với cây ăn quả: Trong nhóm cây ăn quả, một số cây trồng như đu đủ, mít, nhãn rất dễ bị chết và thường không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước, một số cây có thể chống chịu ngập tốt hơn như bưởi, chanh, ổi, hồng xiêm, gioi (mận), xoài. Khả năng chịu úng của từng loại cây ngoài phụ thuộc vào loại giống và tuổi cây còn do kỹ thuật trồng, biện pháp canh tác.
Để phòng úng ngập, trước mùa mưa bão cần thiết kế lại mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh thoát nước khi có mưa lớn. Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập. Bón phân cân đối đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.
Sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng. Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây. Phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao như Đầu Trâu 502. Việc phun phân bón lá giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng phát triển, phục hồi bộ rễ, ra nhiều rễ mới để hút dinh dưỡng từ đất. Bón phân cân đối cho cây, một số loại phân có thể sử dụng như NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, lượng bón từ 0,1-0,3 kg/cây, bón kết hợp xới xáo phá váng và vùi lấp phân bón.
Với các loại cây ngắn ngày như đậu tương, bầu bí, rau hoa các loại cần tiêu nước kịp thời. Cây còn khả năng hồi phục, chưa bị thối, chết có thể phục hồi bằng cách phun phân bón lá Đầu Trâu 502, định kỳ 5-7 ngày/lần. Tưới nhẹ phân lân và đạm hoặc phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, pha 50-100 gam/bình 20 lít nước rồi tưới vào vùng rễ cây.
Với cây ăn quả: Trong nhóm cây ăn quả, một số cây trồng như đu đủ, mít, nhãn rất dễ bị chết và thường không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước, một số cây có thể chống chịu ngập tốt hơn như bưởi, chanh, ổi, hồng xiêm, gioi (mận), xoài. Khả năng chịu úng của từng loại cây ngoài phụ thuộc vào loại giống và tuổi cây còn do kỹ thuật trồng, biện pháp canh tác.
Để phòng úng ngập, trước mùa mưa bão cần thiết kế lại mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh thoát nước khi có mưa lớn. Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập. Bón phân cân đối đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.
Sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng. Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây. Phun các loại phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao như Đầu Trâu 502. Việc phun phân bón lá giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng phát triển, phục hồi bộ rễ, ra nhiều rễ mới để hút dinh dưỡng từ đất. Bón phân cân đối cho cây, một số loại phân có thể sử dụng như NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, lượng bón từ 0,1-0,3 kg/cây, bón kết hợp xới xáo phá váng và vùi lấp phân bón.
Với các loại cây ngắn ngày như đậu tương, bầu bí, rau hoa các loại cần tiêu nước kịp thời. Cây còn khả năng hồi phục, chưa bị thối, chết có thể phục hồi bằng cách phun phân bón lá Đầu Trâu 502, định kỳ 5-7 ngày/lần. Tưới nhẹ phân lân và đạm hoặc phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, pha 50-100 gam/bình 20 lít nước rồi tưới vào vùng rễ cây.
No comments:
Post a Comment